THANH THIẾU NIÊN BẢN ĐỊA TRONG MONTREAL/TIOHTIÁ:KE: CÁC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ QUÁ TRÌNH BẢN ĐỊA HÓA THÀNH PHỐ

montreal

8 October 2019

Nghiên cứu trường hợp này nhằm mục đích đưa ra các bản đồ kể chuyện về các không gian khác nhau (xã hội, chính trị, văn hóa, trên mạng, ngoài đời v.v.) của giới trẻ thuộc cộng đồng người Bản địa tại Montreal/Tiohtiá:ke. Những không gian này chủ yếu được hiểu trong mối tương quan với nhau. Mục tiêu ở đây là để hiểu cách thanh thiếu niên chiếm hữu không gian của Montreal và cách họ nhận thức, trải nghiệm, thực hành và biến đổi không gian đó thông qua việc tạo ra các lãnh thổ mang tính vật chất và biểu tượng.

Một số tổ chức Bản địa đang tiến hành công cuộc bản địa hóa Montreal; bản thân chính quyền thành phố cũng đã tham gia vào một chiến lược Hòa giải. Đối với Joyce Green, một trong những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này, sự bản địa hóa ngụ ý rằng vị trí của người bản địa được phản ánh trong các quy trình, thể chế và không gian thông qua việc thể hiện “những khát vọng, biểu tượng và thực hành của người Bản địa” (Green 2004: 16).

Sự phân chia không gian trong giai đoạn thuộc địa ngăn cản người Bản địa có một vị trí trong dự án xây dựng quốc gia của Canada, cũng như trên phần lớn lãnh thổ của đất nước, bằng cách áp đặt sự tách biệt giữa các không gian “da trắng” và “da đỏ” được duy trì bởi các nhóm nhân dạng được phân tách bằng cả ranh giới có tính vật lý cũng như ranh giới có tính biểu tượng (Wilson và Peters 2005, Razack 2002). Các không gian Bản địa đã bị thuộc địa hóa và áp đặt cấu trúc theo các biểu hiện không gian đặt ở xa các không gian đô thị (Tomiak 2017, Peters và Andersen 2013, Comat 2012, Kermoal và Lévesque 2010), đến mức mà việc gạt ra rìa này cũng xảy ra bên trong các thành phố (Porter và Yiftachel 2017) .

Bối cảnh này đặt ra câu hỏi về vị trí mà người Bản địa chiếm hữu trong Montreal ngày nay, tuy rằng dễ thấy được sự mở rộng của không gian công cộng, cả trên phương tiện truyền thông lẫn chính trị. Trường hợp nghiên cứu này lấy xuất phát điểm là quan điểm giải thuộc địa (decolonial) để xem xét một cách đa chiều về sự cải tổ không gian xã hội và chính trị đang diễn ra. Nó đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa thanh thiếu niên Bản địa và Montreal, một mối quan hệ sẽ được nắm bắt thông qua sự hiểu biết về không gian xã hội của họ và các lãnh thổ mà họ tạo ra và sinh sống. Nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra các bản đồ kể chuyện về các không gian khác nhau (xã hội, chính trị, văn hóa, trên mạng, ngoài đời, v.v.) của giới trẻ thuộc cộng đồng người Bản địa ở Montreal/Tiohtiá: ke.

 

Chúng tôi muốn tìm cách hiểu cách những người trẻ chiếm hữu không gian của Montreal và cách họ nhận thức, sống, thực hành và biến đổi nó thông qua việc tạo ra các lãnh thổ mang tính vật chất và biểu tượng. Nghiên cứu này sẽ xác định các địa điểm, thực tiễn, các mối quan hệ, diễn ngôn và biểu trưng liên quan đến trải nghiệm đô thị của thanh thiếu niên Bản địa. Chúng tôi sẽ tự hỏi thanh thiếu niên Bản địa ở đâu trong Montreal, họ có một nơi chốn không và nếu có, thì đó là nơi nào. Có một nơi chốn nghĩa là có một không gian tử tế và tham gia vào các quan hệ xã hội và chính trị mà công nhận không gian này (Lussault 2009). Do đó, nghiên cứu này sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin về các quá trình hòa nhập/loại trừ và phân chia lãnh thổ. Chúng ta sẽ xem cách thanh thiếu niên Bản địa tham gia vào câu chuyện và sự chuyển đổi của thành phố trong cuộc sống hàng ngày.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp gọi là những cách tiếp cận về mặt đạo đức và phương pháp mang tính “bản địa”, cũng như cách huy động kiến thức mà đưa những người tham gia vào trọng tâm của việc tạo ra kiến thức mới về họ. Sử dụng các cuộc phỏng vấn mang tính kể chuyện, các chuyến tham quan có hướng dẫn, bản đồ từ hình dung của con người và tham gia vào vòng tròn chia sẻ, chúng tôi sẽ phát triển một bản đồ kể chuyện đặt trong các mối quan hệ về không gian xã hội của những người Bản địa trẻ tuổi này ở Montreal. Các bản đồ kể chuyện do những thanh thiếu niên này tạo ra dựa trên những câu chuyện và kinh nghiệm của cá nhân và tập thể sẽ góp phần vào quá trình giải thuộc địa đối với các nghiên cứu và không gian bản địa. Các bản đồ này sẽ tăng sức mạnh cho thanh thiếu niên trong các tuyên bố chủ quyền của họ đối với những nơi chốn và lãnh thổ, đồng thời đem đến một không gian cho việc cùng nhau tạo ra kiến thức. Những người tham gia sẽ được tham gia vào tất cả các giai đoạn của nghiên cứu. Chúng tôi cũng phối hợp với các tổ chức Bản địa trong thành phố để đảm bảo rằng các kết quả phục vụ cộng đồng Bản địa và được chia sẻ và phổ biến trong cộng đồng đó.

Những việc đã thực hiện trong năm nay (Tóm tắt các hoạt động nghiên cứu và phổ biến đã thực hiện, khoảng 2000 ký tự):

  • Các cuộc họp mặt để kết nối và thảo luận với các tổ chức Bản địa của Montreal để thiết lập mối quan hệ hợp tác: Wapikoni mobile, conseil jeunesse du RÉSEAU và conseil jeunesse de Montréal Autochtone.
  • Trình bày về nghiên cứu cho những người tham gia và nhóm Escale Montréal du Wapikoni mobile. Công việc hỗ trợ trong một ngày tại Escale và buổi chiếu phim của Escale cuối cùng.
  • Tổng quan lịch sử nghiên cứu.
  • Một quá trình suy ngẫm của tập thể về các vấn đề về mặt khái niệm và phương pháp luận của nghiên cứu này.
  • Chuẩn bị hội thảo (workshop) lập bản đồ có sự tham gia vào ngày 18 tháng 10 năm 2019: liên hệ, tài trợ, công bố thông tin, nội dung, hậu cần.
  • Lấy chứng chỉ đạo đức nghiên cứu.

Kết quả sơ bộ (những hướng suy nghĩ về lý thuyết, phương pháp luận hoặc thực tiễn nảy sinh ở giai đoạn này của nghiên cứu, khoảng 4000 ký tự):

Mục tiêu chung của dự án này là phân tích các mối quan hệ giữa thanh thiếu niên Bản địa với Montreal. Mối quan hệ với không gian này sẽ được đo lường thông qua việc nghiên cứu các không gian xã hội của họ, được sống và nhận thức, cùng các thực hành, các mối quan hệ, các diễn ngôn và biểu trưng đem lại sức sống cho các địa điểm và không gian mà họ thường đến. Chúng tôi muốn tìm hiểu cách những người trẻ chiếm hữu không gian của Montreal và cách họ nhận thức, sống, thực hành và biến đổi nó thông qua việc tạo ra các lãnh thổ có tính vật chất và biểu tượng. Chúng tôi đang tiếp tục làm việc để:

1) Xác định và ghi chép các địa điểm và quỹ đạo tạo thành không gian xã hội của thanh thiếu niên Bản địa Montreal;

2) Phân tích các thực hành, các mối quan hệ, các diễn ngôn và các biểu trưng đem đến sức sống cho các địa điểm và không gian này;

3) Xác định các đặc điểm của các không gian và địa điểm đó và thiết lập các liên kết với các quá trình bản địa hóa không gian của Montreal.

Vai trò của thanh thiếu niên trong các cuộc cải tổ chính trị – xã hội hiện nay không chỉ dựa trên tầm quan trọng về mặt nhân khẩu học của họ mà còn dựa trên các yếu tố lịch sử và đương đại, mà cung cấp (lại) cho họ các công cụ để tham gia (CJM 2016, Gagné và Jérôme 2009, Alfred và cộng sự 2007). Ngay từ năm 2005, Conseil jeunesse des Premières Nations du Québec et du Labrador đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thanh thiếu niên Bản địa tham gia vào không gian công cộng (CJPRQL 2005). Một số thanh thiếu niên Bản địa cũng thể hiện khả năng di chuyển ở mức độ cao, điều này đảm bảo quyền tự chủ và cách hoạt động của họ, ngoài ra còn mang lại cho họ cơ hội đảm nhận vị trí của mình ở các thành phố trong Quebec (Côté và cộng sự 2015).

Tiến trình của chúng tôi cho đến nay tập trung vào quá trình suy ngẫm xoay quanh các vấn đề về mặt khái niệm và phương pháp luận liên quan đến việc hoàn thành trường hợp nghiên cứu của chúng tôi. Các câu hỏi chính của chúng tôi là loại địa điểm nào nên được tìm tòi với những người trẻ? Những nơi đó có nên được gọi là bản địa không? Thanh thiếu niên nên được cung cấp khung lý thuyết nào để thấy không gian xã hội của họ nổi bật lên? Chúng tôi nhận thức được rằng thanh thiếu niên Bản địa ở các thành phố có bản sắc đa dạng, điều này thể hiện ra theo những cách khác nhau và ở những nơi khác nhau.

Do đó, một số nơi có thể được xác định là nơi tụ họp, không nhất thiết phải là nơi (tái) sản sinh bản sắc và văn hóa Bản địa. Một số thanh thiếu niên có thể không coi thành phố là một nơi chốn của người Bản địa. Cũng có thể một số người trẻ đang trong một quá trình — về mặt chính trị và bản sắc — (tái) chiếm hữu không gian đô thị để làm một nơi chốn bản địa. Trong cả hai trường hợp, thanh thiếu niên Bản địa sống ở thành phố, có kiến thức và trải nghiệm về thành phố mà có thể củng cố hoặc mâu thuẫn với định nghĩa của họ về thế nào là Bản địa và thế nào là không. Bằng cách tập trung vào những câu chuyện và lời kể của những người trẻ về những địa điểm có ý nghĩa đối với họ ở Montreal, cũng như những trải nghiệm và kiến thức liên quan đến những địa điểm này, chúng tôi sẽ có thể khắc họa một bức chân dung khác về quá trình Bản địa hóa của thành phố.

Những thách thức về phương pháp luận của chúng tôi đến từ việc tăng cường liên kết với các tổ chức Bản địa để đảm bảo rằng dự án có ý nghĩa với cộng đồng; cũng như về khó khăn trong việc đảm bảo sự tham gia của những người trẻ, và thậm chí là họ toàn quyền sở hữu dự án. Làm thế nào để họ có thể được trao quyền để sở hữu nghiên cứu nhiều hết mức họ muốn, trong khi vẫn duy trì các mục tiêu của nó?

Dự án này là một phần của phong trào lập bản đồ bản địa (Chapin, Lamb và cộng sự 2005, Hirt 2009, Engler, Scassa và cộng sự 2013) như một biện pháp để tái khẳng định chủ quyền đất đai, tái chiếm hữu và đưa sự hiện diện của người bản địa vào các cột mốc địa lý. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lập bản đồ là một công cụ kể chuyện hiệu quả (Caquard và Cartwright 2014), đặc biệt là liên quan đến truyền thống truyền miệng của người bản địa (Caquard, Pyne và cộng sự 2009). Những câu chuyện bản địa, và đặc biệt là những câu chuyện có gốc rễ trong lãnh thổ, có tầm quan trọng lớn trong quá trình giải thuộc địa và hồi sinh các tập quán, kiến thức và ký ức bản địa (Grande, San Pedro và cộng sự 2015). Bằng cách gắn kết các câu chuyện vào sự hiện diện của lãnh thổ thông qua việc lập bản đồ kể chuyện, việc suy nghĩ lại về một nơi như Montréal/Tiohtiá: ke trở nên khả thi, vượt xa hơn quan điểm chiếm ưu thế từ thực tế có tính thuộc địa.

Version in english 2021 A4 format printable version and 8.5 x 11 format printable version

Version in english 2019 web recto and verso, A4 format printable version and 8.5 x 11 format printable version soon available.

Version 2018 not available.